TOP 5 LÝ DO TRẺ NÊN HỌC MẪU GIÁO KHI ĐẾN TUỔI
Thế giới ngày càng phát triển, chuẩn bị cho trẻ một nền tảng giáo dục vững chắc từ sớm là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Để trẻ đến trường mẫu giáo sớm không chỉ giúp trẻ quen thuộc với môi trường giáo dục tại trường trước khi bước vào môi trường đào tạo chính quy, mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực để trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ và kỹ năng xã hội. Cùng AYUMI tìm hiểu “Top 5 lý do trẻ nên học mẫu giáo khi đến tuổi” để hiểu rõ hơn về việc xây dựng nhận thức, tạo tính cách tự tin, rèn luyện lối sống độc lập, các kỹ năng sống và tầm quan trọng của trường học đối với trẻ trong những giai đoạn đầu đời.
Trẻ nhận biết rõ về thế giới xung quanh
Ở giai đoạn đầu đời, trẻ được tiếp xúc chủ yếu với những mối quan hệ thân thiết trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh/chị,... Với những người ngoài mối quan hệ gia đình, trẻ thường rất ít tiếp xúc hoặc tiếp xúc với thời gian rất ngắn, do đó trẻ cũng không thể hiểu rõ và gọi tên những mối quan hệ xung quanh đang tồn tại.
Trẻ được đi học mầm non sớm sẽ giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh bao gồm: mối quan hệ hàng xóm, láng giềng, dòng họ, bạn bè, những hoạt động, sự kiện, vật dụng, đồ dùng trong cuộc sống.
Ngoài ra, trẻ được tiếp xúc với con chữ, câu thơ, bài hát, tranh vẽ, ngoại ngữ,... và tất cả những hoạt động diễn ra tại trường góp phần kích thích sự phát triển não bộ của trẻ, đặc biệt đối với những trẻ trong độ tuổi 0 - 5 tuổi.
Trẻ hình thành tính cách tự tin
Nhiều trẻ đang phải đối mặt với triệu chứng ngại người lạ, ngại giao tiếp và luôn chỉ quấn theo những người thân quen, đặc biệt là ba mẹ khi trẻ được cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Trường học sở hữu những yếu tố khác với môi trường nhà ở, gia đình, do vậy trường học chính là điều kiện thich hợp và an toàn để trẻ phát triển bản thân nhiều hơn. Tại trường học, trẻ được tiếp xúc với nhiều người xa lạ như thầy, cô, bạn bè,... Từ đó, trẻ sẽ cảm nhận được những điều thú vị xung quanh môi trường sống, tiếp nạp thêm nhiều mối quan hệ mới bổ sung vào nguồn dữ liệu cần thiết cho quá trình phát triển não bộ của trẻ.
Các chuyên gia nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng mức độ trẻ em quấn ba mẹ ở độ tuổi từ 12 - 18 tháng tuổi chưa quá cao. Vì vậy, để trẻ đến trường sớm giúp trẻ dễ hòa đồng và học cách thích nghi nhanh hơn với môi trường mới.
Môi trường học tập vui vẻ, tích cực và kích thích tại trường mẫu giáo hứa hẹn tạo nên những hứng thú để trẻ cảm thấy yêu thích việc học tập. Thông qua hoạt động khám phá, tìm hiểu và học hỏi, trẻ hình thành thái độ tích cực đối với việc học. Trẻ trở nên sẵn sàng và tự tin hơn khi bước vào các cấp học cao hơn tại những trường chính quy.
Trẻ rèn luyện lối sống độc lập - tự giác
Bố mẹ luôn yêu thương và chiều chuộng con trẻ, do vậy trẻ dễ hình thành tính cách ỷ lại và dựa dẫm. Đôi khi, những hoạt động trẻ có thể tự giác thực hiện, nhưng vẫn muốn nhờ đến sự giúp đỡ từ bố mẹ hoặc người thân.
Chính vì vậy, để trẻ học mẫu giáo khi đến tuổi sẽ dần giúp trẻ xóa bỏ những thói quen xấu, hình thành tính độc lập cho trẻ. Rèn luyện tính tự lập ngay từ nhỏ giúp trẻ có những thói quen tốt, sở hữu tiền đề vững chắc cho hành trình trưởng thành và phát triển trong tương lai.
Với sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ được khuyến khích chủ động thực hiện những việc cá nhân như: đi giày, mặc quần áo, tự ăn uống, vệ sinh cá nhân,... Trẻ được học cách tự quản lý thời gian và thực hiện các nhiệm vụ một cách độc lập, từ đó phát triển kỹ năng quản lý bản thân.
Trẻ được trang bị kỹ năng sống
Khi đến trường, trẻ sẽ có thể giao tiếp với mọi người xung quanh nhiều hơn, từ đó tăng khả năng giao tiếp. Bên cạnh đó, trẻ cũng được trang bị thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng bảo vệ bản thân, cách ứng xử lễ phép, những quy tắc cần tuân thủ tại nơi công cộng,...
Một trong những lợi ích nổi bật khác khi để trẻ đến trường là cơ hội phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ được tiếp xúc với nhiều từ vựng mới, học cách diễn đạt ý kiến và cảm xúc của mình một cách rõ ràng và mạch lạc. Điều này, không chỉ giúp trẻ giao tiếp hiệu quả hơn, mà còn đặt nền móng cho quá trình học tập trong tương lai.
Trường học nơi để trẻ phát triển toàn diện
Các hoạt động tại trường giữ vai trò quan trọng góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ về trí não, cảm xúc và thể chất, làm tiền đề quan trọng để trẻ phát triển một cách toàn diện.
Trường mẫu giáo không chỉ là nơi giúp trẻ thu nạp kiến thức cơ bản về chữ cái và con số, mà còn là môi trường giúp kích thích tư duy sáng tạo. Qua các hoạt động vẽ tranh, kể chuyện, tham gia trò chơi, trẻ được khuyến khích tưởng tượng và sáng tạo giúp phát triển tư duy linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề.
Việc cho trẻ học mẫu giáo khi đến tuổi không chỉ mang lại lợi ích tức thời, mà còn là cách đầu tư cho sự phát triển lâu dài của trẻ.
Hy vọng với những thông tin "Lý do trẻ nên học mẫu giáo khi đến tuổi" các bố mẹ đã có thêm cái nhìn tổng quát hơn về việc để trẻ đến trường mẫu giáo đúng độ tuổi. Điều này, sẽ giúp trẻ rất nhiều trong quá trình phát triển nhận thức về thế giới xung quanh, xây dựng tính cách tự tin và rèn luyện lối sống tự lập. Thời gian đầu đời luôn là giai đoạn quan trọng để trẻ trang bị những kỹ năng cần thiết và khơi dậy tiềm năng phát triển.
15 TIÊU CHÍ CHỌN TRƯỜNG MẦM NON “CHUẨN XÁC” CHO TRẺ
Để chọn được trường mầm non phù hợp và trẻ có thể phát triển tốt về mọi mặt, phụ huynh cần xem xét các tiêu chí về vị trí trường, thời gian học, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, hoạt động ngoại khóa cùng những điều kiện an toàn khác. Cùng AYUMI tìm hiểu “15 tiêu chí để chọn trường mầm non chuẩn xác” cho trẻ mà các phụ huynh cần phải lưu ý.
7 CÁCH ĐỂ TRẺ LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC NHANH CHÓNG
Khi tiếp xúc với môi trường mới, mỗi đứa trẻ đều có những sợ hãi và lo lắng riêng. Vì vậy, bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng để giúp trẻ dần quen với môi trường lớp học mới mẻ. Cùng AYUMI tìm hiểu những cách giúp trẻ thích nghi với trường học bắt đầu bằng việc hiểu tâm lý của trẻ, tạo sự quen thuộc, sự an toàn, lắng nghe những điều trẻ quan tâm. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần cổ vũ trẻ giao tiếp tích cực với thế giới xung quanh và thỏa sức phát triển những khả năng của mình.